Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là mẹo dân gian được áp dụng tương đối phổ biến. Đây là giải pháp lành tính có thể mang đến những cải thiện nhất định. Ngoài làm giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn máu thì còn hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý xương khớp liên quan.
1. Chườm ấm lá lốt với muối biển giảm đau vai gáy
Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 1 ít muối biển
Lá lốt đem ngâm nước muối loãng 5 phút rồi rửa lại cho sạch và để ráo
Cho lên chảo sao nóng cùng với muối biển trên lửa nhỏ
Dùng miếng vải mỏng bọc hỗn hợp thuốc lại
Sau đó chườm đắp trực tiếp lên vùng vai gáy khoảng 20 phút
2. Chữa đau vai gáy bằng cách đắp lá lốt và rượu nóng
Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút
Sau đó rửa lại thêm vài ba lần cho sạch rồi để ráo nước
Cho lá lốt vào cối giã nát rồi trộn với 1 ít rượu nóng
Dùng bã cho vào trong túi vải rồi chườm đắp trực tiếp lên vùng cổ vai gáy
Với cách này người bệnh có thể thực hiện khoảng 3 – 4 lần/ ngày
3. Uống nước sắc lá lốt chữa đau vai gáy
Chuẩn bị khoảng 20 – 30g lá lốt tươi (nếu không có sẵn thì dùng 7 – 10g lá lốt khô thay thế)
Ngâm thảo dược vào chậu nước muối loãng 1 lúc rồi rửa lại vài ba lần cho sạch
Sau đó cho vào nồi, thêm vào 500ml nước và đun trên lửa nhỏ 10 – 15 phút
Loại bỏ phần bã thuốc đi, phần nước chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày
Với mẹo này nên áp dụng đều đặn đến khi các triệu chứng có xu hướng giảm hẳn
4. Kết hợp lá lốt với ngải cứu chữa đau vai gáy
Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi cùng với 1 nắm ngải cứu tươi và 1 ít giấm
Ngải cứu và lá lốt đem ngâm rửa sạch sẽ với nước muối loãng rồi để ráo
Cho 2 thảo dược vào cối giã chung với nhau rồi trộn giấm ăn vào
Sau đó cho hỗn hợp thuốc lên chảo sao nóng trên lửa nhỏ
Dùng vải mỏng bọc hỗn hợp thuốc vào rồi chườm đắp lên vùng cổ vai gáy
5. Rễ lá lốt ngâm rượu để xoa bóp chữa đau vai gáy
Chuẩn bị khoảng 200g rễ lá lốt là 1.5 lít rượu trắng 40 độ
Rễ lá lốt đem ngâm rửa sạch sẽ rồi để ráo
Sau đó cho vào hũ thủy tinh và đổ ngập rượu trắng lên
Đậy nắp lại để nơi thoáng mát ngâm trong 1 tháng là có thể lấy ra dùng
Mỗi lần dùng lấy 1 ít rượu rễ lá lốt thoa lên vùng vai gáy bị đau
Sau đó dùng tay massage kết hợp để rượu thẩm thấu đều, giúp giảm đau và thư giãn
Nguồn: Th
8 thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh vì mất dinh dưỡng, dễ sinh độc
Đây đều là những thực phẩm vô cùng quen thuộc mà chị em rất thích cất giữ trong tủ lạnh.
Làm lạnh là điều cần thiết để trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm, đồng thời tránh giảm chất lượng cũng như nguy cơ mắc bệnh. Thế nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều nên lưu trữ trong tủ lạnh. Với nhiều món ăn, điều này làm giảm đáng kể chất lượng, hương vị màu sắc, thậm chí gây bệnh cho cả gia đình bạn.
1. Cà chua
Khi bảo quản trong tủ lạnh, cà chua nhanh chóng bị mất hương vị ban đầu. Theo Health, để cà chua vào tủ lạnh đồng nghĩa với việc khí lạnh ngăn cản chín tiếp. Ngoài việc khiến thực phẩm bị khô, mất nước…, ăn phải cà chua chưa đủ chín có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
2. Khoai tây
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm đa năng nhất. Nó có thể sử dụng được trong hầu hết mọi bữa ăn mà không cần cất giữ trong tủ lạnh.
Nếu bạn cất khoai tây vào tủ lạnh, chúng sẽ giảm hương vị và kết cấu ban đầu. Theo Health, trong thành phần của khoai tây có lượng tinh bột lớn. Khi ở nhiệt độ thấp, chúng chuyển hoá thành đường. Ăn thực phẩm nhiều đường vô hình chung lại âm thầm gây hại sức khoẻ của bạn. Nhất là khi bạn nướng hoặc chiên ở nhiệt độ 120 độ trở lên, đường trong khoai tây sẽ sản sinh acrylamide – chất gây ung thư, cực kỳ hại sức khoẻ.
Trong khi đó, nếu được giữ trong một khu vực tối, mát bên ngoài tủ lạnh, khoai tây có thể được bảo quản trong vài tuần. Do đó đừng dại bảo quản khoai tây trong tủ lạnh nhé!
3. Bánh mì
Theo Huffingtonpost, nếu muốn bánh mì tươi lâu, cho vào túi nilon và bỏ tủ lạnh là cách tệ nhất bạn có thể làm. Khi cho vào tủ lạnh, bánh mì bị làm khô cứng, hương vị cũng nhạt nhẽo hơn.
Do đó, tốt nhất chỉ mua bánh mì đủ cho lượng ăn trong ngày. Nếu muốn để trong vài ngày, bạn có thể thay bằng bánh mì ổ. Đừng quên chỉ cắt bánh khi bạn muốn ăn và úp đầu bánh bị cắt xuống đĩa.
4. Chuối
Chuối được bảo quản trong tủ lạnh sẽ không thể tiếp tục chín đều. Để chuối chín đúng cách, cần có nhiệt độ ấm hơn, dao động 15-20 độ C.
Nếu bạn mua nhiều chuối, tốt nhất nên mua khi còn hơi xanh và để ngoài cho chín dần. Nếu chuối chín đều và không dùng đến, lúc này bạn mới nên cất tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
5. Hành tây
Khi đặt trong tủ lạnh, hành tây rất dễ bị ẩm ướt, nhanh nhão và mốc. Chưa kể nhiệt độ lạnh làm giảm hương vị của hành tây và thay đổi kết cấu của chúng.
Theo Health, khi ở nhiệt độ trong tủ lạnh, tinh bột bên trong hành tây nhanh chóng chuyển hoá thành đường. Điều này làm nó trở nên mềm ướt. Thậm chí bạn ăn phải hành tây bị hỏng rồi mà không hay biết. Mùi của hành tây cũng rất mạnh, khiến các thực phẩm khác trong tủ lạnh dễ bị nhiễm mùi.
Vì vậy, hành tây nên được lưu trữ ở một nơi khô ráo trong nhà bếp thay vì tủ lạnh.
6. Cà phê
Cà phê sẽ mất hương vị đích thực nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, mùi hương của bột cà phê sẽ được hấp thụ bởi các thực phẩm khác được giữ trong tủ lạnh. Điều này khiến món đồ uống của bạn mất đi vị ngon đáng tiếc đồng thời ảnh hưởng chất lượng của những món khác.
7. Thảo mộc tươi
Các loại thảo mộc tươi như rau mùi, húng quế, cỏ xạ hương… sẽ bị giảm hương thơm, trở nên khô hơn khi cất trong tủ lạnh. Để duy trì độ tươi của chúng, hãy giữ chúng trong chậu nước để trên mặt bàn ở nhiệt độ phòng.
8. Mật ong
Mật ong được lưu trữ trong tủ lạnh sẽ làm giảm đáng kể hương vị đặc trưng vốn có, đồng thời gây biến chất. Theo Health, mật ong dễ bị kết tinh (lắng đường), nổi bọt khi bảo quản ở nhiệt độ dưới 18 độ C. Điều này vô hình chung làm mật ong bị mất đi những dưỡng chất tốt một cách đáng tiếc.